Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN – Phần 3

Phần 3: PHÁT TRIỂN CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC TỪ NGHỀ KIM HOÀN  

Vào thời chúa Nguyễn, Triều đình Tây Sơn, Nhà Nguyễn, ý thức dân tộc tự chủ của nước ta phát triển mạnh mẽ đến rực rỡ. Nghề kim hoàn đã dẫn lối cho người Việt xác định cương vực lãnh thổ, mà còn cho thấy sự ngang bằng về quyền lực với Phương Bắc.

Tiếp theo phần 2, bên cạnh sự phát triển phồn thịnh của nghề kim hoàn dân dụng, chủ quyền lãnh thổ của nước ta được phát triển và khẳng định qua từng dấu tích bước đi của nghề vàng bạc.

Khi đã phát triển tương đối ổn định trong đất liền, chúa Nguyễn đã phát triển tìm kiếm sản vật ở ngoài khơi xa. Triều đình lập các đội khai thác, tìm kiếm báu vật ở các vùng biển đảo xa xôi của tổ quốc. Vào thời gian này, các đội tàu tìm kiếm vàng, khoảng sản của Người Việt đã ra xác định chủ quyền ở các đảo, quần đảo như Trường Sa, Hoàng Sa, Thổ Chu, Côn Đảo…

Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng là Trường sa thuộc quản lý thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay.

Như vậy, sự phát triển của nghề kim hoàn cho chúng ta xác định chủ quyền biển đảo của lãnh thổ. Đây cũng là minh chứng để chúng ta giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển đảo hiện nay.

Trong thời gian này, chúa Nguyễn được Vua Lê – Chúa Trịnh ngăn ảnh hưởng của từ phương Bắc nên có điều kiện học tập khoa học kỹ thuật, phát triển kim hoàn từ Phương Tây. Qua đó, nghề kim hoàn không chỉ làm nữ trang phục vụ trong nước mà còn làm mặt hàng xuất khẩu, khí giới.

Sách lịch sử nghề kim hoàn viết: Về những người thợ kim hoàn được liệt vào binh lính, ăn lương hoặc miễn xâu thuế. Ngoài phục vụ cho nội cung ra, họ còn làm các mặt hàng xuất khẩu, tham gia các ngành nghề đòi hỏi về kỹ thuật tinh xảo và độ chính xác cao như làm cò máy sung, đúc tiền, đúc pháo…

Theo lịch sử nghề kim hoàn, thì vào thời nhà Hồ, nước ta đã sản xuất được trọng pháo từ đồng thau và sắt, làm cho quân Minh xâm lược phải kinh hải. Sau khi xâm chiếm được nước ta, quân Minh bắt hết thợ kim hoàn giỏi nước Nam về Phương Bắc truyền dạy cho họ kỹ thuật đúc pháo (Trong đó có Hồ Nguyên Trưng – con cả của Hồ Quý Ly). Đến vào thời Chúa Nguyễn này, nước ta đã khôi phục lại được nghề và có các thợ kim hoàn giỏi, tự sản xuất vũ khí bảo vệ đất nước.  

Khi nghĩa quân Tây Sơn đánh tan các tập đoàn phong kiến, dẹp quân Thanh thống nhất đất nước, thế lực nhà Tây Sơn rất hùng mạnh. Vua Quang Trung còn nuôi ý định đánh lên phương Bắc. Nhà Tây Sơn có lúc đã tập hợp được 30 vạn quân binh chuẩn bị cho việc đó. Để làm bàn đạp, vua Quang Trung hỏi cưới công chúa nhà Thanh, mượn đất đóng đô. Càn Long nhà Thanh đã đồng ý gã con gái và cắt đất Lưỡng Quảng ( Quảng Đông – Quảng Tây hiện nay) làm sính lễ.

Sự hùng mạnh của Triều Tây Sơn cũng thể hiện của các bảo vật kim hoàn. Khi đi sứ, Triều Tây Sơn có tặng cho nhà Thanh những nữ trang quý. Nhưng đó chỉ là những bảo vật lễ nghi. Còn sứ giả Tây Sơn được tặng lại vàng ngọc còn nhiều và giá trị hơn những thứ đã thứ tặng.

Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển đất nước của Vua Quang Trung còn dang dở thì mất đột ngột.

Triều nhà Nguyễn lên thay. Vua Gia Long sai sứ sang Trung Quốc hỏi ý lấy tên nước là Nam Việt. Nam Việt là phần đất quốc gia cổ, trong đó bao gồm Bắc Việt Nam Lưỡng Quảng và khu vực lân cận. Vua quan nhà Thanh lo sợ cho rằng Gia Long cho người sang đòi đất của người Việt cổ, và cũng đã từng hứa cắt Lưỡng Quảng cho Triều Tầy Sơn. Nhà Thanh không thực hiện điều đó và gợi ý đổi ngược tên nước từ Nam Việt thành Việt Nam.

Sự phát triển tự chủ cũng phản ánh qua nghề kim hoàn. Ở nhà Nguyễn, việc giao tiếp sính lễ vàng bạc cũng có qua các lần đi sứ. Nhưng các sứ thần nước Việt cũng được tặng lại tương tự. Việc tặng các sản phẩm vàng ngọc đó chỉ mang ý nghĩa trao đổi quà với nhau giữa các vua hai nước.

Đến đây, chúng ta có thể thấy ý thức dân tộc của người Việt đã phát triển mạnh mẽ. Nghề Kim Hoàn đã minh chứng cho sự phát triển ngang hàng của nước ta với chính quyền phương Bắc.

Nguyễn Chí Cường

2 thoughts on “Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN – Phần 3

  1. Chào anh,

    Qua chia sẻ của anh, thật tự hào về nghề kim hoàng Việt nam.

    Nguyễn Thị Anh Hoa – GĐ Trung tâm phân phối hàng lưu niệm & quà tặng THANH THẢO

  2. Cường thân ,
    Nếu bổ sung thêm hình ảnh , đưa ra dẫn chứng từ những tài lệu nào cụ thể , thời gian cụ thể thì sẽ có tính thuyết phục cao hơn . Biết đâu được , đây có thể là một bằng chứng lịch sử xác thực khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua nghề kim hoàn của cha ông
    Phạm Duy Phước
    Kỹ sư cơ khí

Leave a comment